Dù hai tổ chức bóng đá mạnh là UEFA và FIFA đã nêu lên quan điểm của mình; nhưng với sự ủng hộ của nhiều đội bóng hàng đầu, sân chơi Super League vẫn đang dần thành hình. Tại sao lại như vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
Hai năm trước, một cuộc họp kín được tổ chức tại London (Anh) với sự tham dự của đại diện 11 đội bóng hàng đầu châu Âu gồm Real Madrid, Barcelona, Bayern Munich, PSG, Juventus, AC Milan cùng 5 CLB Anh quốc Man United, Arsenal, Chelsea, Man City và Liverpool.
Chủ đề luận bàn của cuộc họp là việc nhóm đội này sẽ rời Champions League; ly khai khỏi giải VĐQG mà họ đang là thành viên để chuẩn bị tham gia một sân chơi mới mà cả nhóm sẽ là đồng sáng lập viên với tên gọi Super League…
Năm đội bóng tên tuổi khác sẽ tham gia Super League với tư cách khách mời; bao gồm Atletico Madrid, Olympique Marseille, Borussia Dortmund, Inter Milan và AS Roma.
Cuộc họp bí mật năm xưa được xới tung lên ở thời điểm hiện tại; có lẽ do những bên liên quan thừa nhận việc ký kết chính thức sẽ được tiến hành; ngay trong tháng 11 này, làm tiền đề để Super League ra mắt vào mùa giải 2021.
Cơ chế của giải đấu mới này thực ra không… mới vì đã được nhắc đến rất nhiều lần trong vòng 2 thập niên trở lại đây; theo đó, tài chính vẫn là vấn đề cốt lõi khiến các “đại gia” châu Âu; bất mãn với cơ chế hiện hành của các cúp châu Âu.
UEFA đã hai lần cải cách sâu rộng Champions League theo hướng đảm bảo quyền lợi của các đội bóng lớn; nhưng rõ ràng thực tế diễn biến quá nhanh so với thay đổi này.
Vì đâu mà có sự thay đổi này?
Sự nhàm chán từ thể thức cho đến tư cách tham dự của các đội bóng đến từ mọi quốc gia; thành viên UEFA từ lâu được coi là nguyên nhân khiến Champions League; không còn duy trì được sức hấp dẫn, nét cuốn hút như giải đấu tiền thân Cúp C1 châu Âu – nơi hội tụ những nhà vô địch quốc gia.
Việc một nhóm đội bóng nhà giàu thay nhau sở hữu ngôi vô địch trong suốt khoảng thời gian dài vài thập niên; đã làm hạn chế sự vươn lên của những đội bóng khác; ở sân chơi luôn được xem là đẳng cấp nhất cựu lục địa.
Những tin tức về sân chơi siêu đẳng cấp European Super League; chỉ dành cho 20 đội bóng manh nha xuất hiện từ năm 2020, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát; và đẩy các “ông lớn” vốn xài tiền như nước lâm vào cảnh khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.
Đề xuất của ông bầu Florentino Perez nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ các ông chủ người Mỹ; của Man United, Liverpool và AC Milan, tạo nên dư luận nhiều chiều xoay quanh giải đấu được ước tính mức doanh thu lên đến 4,6 tỉ bảng này.
Những thông tin về European Super League
European Super League được tờ báo Anh The Times cho hay; 15 đội bóng là thành viên sáng lập sẽ được bảo đảm tư cách tham dự thường xuyên; trong khi 5 vị trí còn lại sẽ thay đổi qua từng mùa, dĩ nhiên; theo các tiêu chí chọn lựa nghiêm ngặt nhất.
Quyền lợi của nhóm “khai quốc công thần” này được đặc biệt chú ý; bởi từng đội sẽ được nhận số tiền 310 triệu bảng để gia nhập giải đấu và khi tham gia tranh tài; họ có thể giành được đến 213 triệu bảng tiền thưởng.
Sức hấp dẫn từ các khoản tiền khổng lồ này thật khó để bỏ qua; nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã khiến 2 “ông lớn” Tây Ban Nha là Real Madrid và Barcelona; lần đầu tiên phải công bố mức thua lỗ xấp xỉ cả tỉ bảng. Bayern Munich thi đấu cực kỳ thành công ở Champions League mùa giải 2019-2020; toàn thắng từ đầu giải đến trận chung kết nhưng cũng chỉ có thể thu được số tiền thưởng 104 triệu bảng.
Sự xuất hiện của European Super League sẽ khiến Champions League – giải bóng đá đã tồn tại hơn nửa thế kỷ qua tại châu Âu – bị ảnh hưởng nghiêm trọng. UEFA; với sự hỗ trợ tuyệt đối của FIFA, chính thức tuyên bố “cấm cửa” các đội bóng này; không cho quay về tham dự những sân chơi chính thống; như Champions League, Europa League hay World Cup các CLB. Cầu thủ của họ cũng nghiễm nhiên không còn tư cách tham dự Euro; hay World Cup trong màu áo tuyển quốc gia.
Mời quý độc giả theo dõi thêm nhiều tin tức thể thao hay khác tại TDJ.
Nguồn:nld.com.vn