Các vận động viên đỉnh cao thường có được những khoản tiền lương và thưởng khổng lồ. Các vận động viên trong danh sách này, có người đã giải nghệ từ lâu, nhưng họ vẫn có được những khoản thu nhập ngoài tiền lương nhờ thể thao khác. Sau đây là top 10 VĐV giàu có nhất thế giới.
Những cái tên còn lại trong danh sách đều không còn xa lạ với những ai đam mê thể thao, bởi đó là những vận động viên vô cùng xuất chúng trong bộ môn thể thao của họ.
Mục lục
LeBron James – VĐV bóng rổ giàu có
Tài sản: 425 triệu USD
Sinh ngày 30/12/1984, LeBron sống những năm đầu đời khó khăn khi mẹ của anh là một bà mẹ đơn thân ở Ohio. Để có thể có cuộc sống tốt hơn, LeBron tập trung cho sự nghiệp thể thao của mình và trở thành hiện tượng bóng rổ khi học trung học.
Ở tuổi 19 anh gia nhập đội bóng NBA Cleveland Cavaliers và từ đó đến nay trở thành một trong những vận động viên bóng rổ hàng đầu. Hiện tại mức lương của anh đang là 42 triệu USD một năm; và là vận động viên được trả lương cao nhất ở NBA. Ngay từ khi gia nhập NBA LeBron đã kí kết bản hợp đồng tài trợ với Nike trị giá 90 triệu USD; và anh cũng chuẩn bị kí hợp đồng trọn đời với Nike có thể trị giá 1 tỷ USD. Ngoài Nike, LeBron còn tham gia quảng cáo cho McDonalds, Coca Cola, State Farm.
Magic Johnson – VĐV bóng rổ giàu có
Tài sản: 500 triệu USD
Tiếp tục là một vận động viên bóng rổ khác; Earving “Magic” Johnson là một trong những huyền thoại của đội bóng rổ Los Angeles Lakers cũng như của NBA. Ngay từ những năm 1980, ông đã được Lakers kí một bản hợp đồng trị giá 25 triệu USD; Magic Johnson có 5 chức vô địch NBA với Lakers cho đến năm 1991 khi ông tuyên bố giải nghệ vì dương tính với virus HIV. Sau đó Magic tái xuất với đội hình huyền thoại vô địch Olympic 1992 của đội tuyển Mỹ.
Sau khi giải nghệ, Magic vẫn biết cách để làm giàu cho bản thân. Ông nhanh chóng trở thành một doanh nhân; và đầu tư vào nhiều tập đoàn lớn; như Starbucks hay công ty bảo hiểm EquiTrust Life. Magic cũng bắt tay vào làm truyền thông với việc mở một hãng thu âm riêng và một công ty kinh doanh rạp chiếu phim. Ông cũng tham gia vào ban lãnh đạo đội bóng cũ Los Angeles Lakers.
Roger Staubach – VĐV bóng bầu dục
Tài sản: 600 triệu USD
Roger Staubach bắt đầu chơi bóng bầu dục thời điểm ông ở trong hải quân Mỹ. Trong thời gian này; đội bóng Midshipmen (một đội bóng bao gồm các lính hải quân Mỹ) của Staubach đã giành nhiều chiến thắng ấn tượng trước đội bóng ở đại học.
Đến năm 27 tuổi Staubach xuất ngũ và chuyển sang chơi bóng bầu dục chuyên nghiệp. Staubach chơi cho Dallas Cowboys trong 11 năm; giúp đội bóng này thắng 2 trong 5 trận Superbowl. Ông cũng được gọi với biệt danh “Captain America” và giành nhiều danh hiệu cá nhân như vận động viên xuất sắc nhất của trận Superbowl.
Sau khi giải nghệ, Staubach bắt đầu với việc kinh doanh bất động sản. Trong thời điểm Texas (Mỹ) đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế; ông xây dựng các tòa nhà và điểm đỗ xe; sau đó bán lại cho khách hàng. Và đó đã là quyết định đúng đắn của Staubach khi ông vẫn có thể sống giàu có sau khi giải nghệ.
Tay golf Tiger Woods
Tài sản: 640 triệu USD
Tiger Woods đã quá nổi tiếng bởi vị trí của một triệu phú thể thao. Tiger nổi tiếng từ bé bởi khả năng chơi golf thiên phú. Anh đã chọn trường đại học Stanford với một học bổng về golf; và sau đó đã tốt nghiệp ngành kinh tế.
Sau đại học, Tiger trở thành vận động viên golf số một thế giới. Anh kiếm tiền từ các bản hợp đồng quảng cáo với Nike, General Motors, American Express… Anh giúp môn golf được biết đến nhiều hơn trên thế giới, một thời gian dài nhắc đến golf là nhắc đến Tiger Woods. Tiger còn phát triển trò chơi điện tử về golf mang tên mình. Hiện tại dù không còn ở đỉnh cao phong độ do một số chấn thương; nhưng Tiger vẫn là một trong những vận động viên giàu có nhất.
Floyd Mayweather – VĐV boxing giàu có
Tài sản: 650 triệu USD
Đã quá nổi tiếng bởi các màn khoe tài sản trên mạng xã hội; không lạ gì khi vận động viên boxing Floyd Mayweather nằm trong danh sách này. Mayweather tìm đến boxing cũng bởi những khó khăn thời niên thiếu. Là con của một nhà vô địch boxing như Mayweather phải sống cùng mẹ và dì đều nghiện ma túy. Anh chơi boxing ban đầu để tự bảo vệ mình. Mayweather sau đó đã bỏ học trung học và theo nghiệp boxing để kiếm tiền.
Anh bắt đầu tham gia các trận đấu nghiệp dư và sau đó giành huy chương đồng ở Olympic 1996. Từ đó cho đến nay anh vẫn chưa từng thua trong sự nghiệp. Mỗi trận đấu hiện tại của Mayweather đều giúp anh giành hàng trăm triệu USD tiền thưởng. Trận đấu nổi tiếng nhất là khi anh chạm trán Manny Pacquiao năm 2015; với tiền thưởng lên tới 150 triệu USD.
Arnold Palmer – VĐV Golf vĩ đại
Tài sản: 675 triệu USD
Palmer là một trong những vận động viên golf vĩ đại nhất. Ông sinh năm 1929 và bắt đầu chơi golf khi theo cha mình – là một người chăm sóc cỏ – đến các sân golf. Palmers bắt đầu nhận được sự chú ý khi ông giành danh hiệu chuyên nghiệp đầu tiên ở Canada. Sau đó vào năm 1958, Palmers giành danh hiệu Major đầu tiên trong sự nghiệp.
Với vẻ ngoài điển trai và phong cách khiêm tốn; Palmer đã giúp môn golf có thêm thiện cảm và đến gần công chúng hơn trong thập niên 50 và 60 thế kỉ trước. Sau khi kết thúc sự nghiệp, Palmer đi vòng quanh thế giới và giúp các đất nước khác phát triển bộ môn này. Palmer còn là một phi công cừ khôi với hơn 20 000 giờ bay.
Vince McMahon – VĐV thể thao giàu có
Tài sản: 750 triệu USD
Vince đến với đấu vật khi còn nhỏ; do cha ông là một người làm trong liên đoàn đấu vật nổi tiếng thời xưa. Vince sau đó đã trở thành một tay đấu vật dù cha ông không muốn như thế. Sau khi tốt nghiệp đại học, Vince lại trở thành người dẫn chương trình cho các trận đấu vật của Liên đoàn đấu vật quốc tế (WWWF). Ông sau đó cùng với cha mình đổi tên chính Liên đoàn đấu vật trở thành WWF.
Vince trở thành người đứng đầu WWF sau khi cha mình qua đời. Ông nổi tiếng khi chỉ bởi đi lên từ một đô vật, làm việc và sau đó làm chủ WWF; mà còn bởi công sức phát triển bộ môn vật trên khắp nước Mỹ. Vince còn tổ chức các buổi biểu diễn ca nhạc trước trận đấu vật để thu hút khán giả, thậm chí mời kênh MTV tham gia quảng bá cùng. Khi môn đấu vật càng phát triển hơn, ông đưa ra các câu chuyện khác nhau về các đô vật, khiến bộ môn này ngày càng độc đáo và thu hút hơn. WWE trở thành một trong những môn thể thao được theo dõi nhiều nhất ở Mỹ.
Michael Schumacher – Tay đua huyền thoại
Tài sản: 800 triệu USD
Schumacher là tay đua xe huyền thoại. Ông được làm quen với xe đua từ nhỏ khi được cha mình mua cho một chiếc xe nhỏ năm 4 tuổi. Sau đó Schumacher tham gia các giải đua xe ở tuổi niên thiếu và giành nhiều danh hiệu. Schumacher chính thức tham gia vào các cuộc đua F1 những năm đầu 90 thế kỉ trước.
Tại đây ông được đặt biệt danh “Rain King”, lí do là Schumacher luôn xuất sắc khi lái xe trong điều kiện mưa gió. Ông trở thành huyền thoại của F1 khi giành vô số danh hiệu và một thời gian dài bất bại tại đội đua Ferrari.
Phần lớn số tiền Schumacher kiếm được là từ các bản hợp đồng tài trợ. Năm 2004, sau sự kiện 2 con trai và vệ sĩ của Schumacher mất sau trận động đất ở Ấn Độ Dương, ông đã từ thiện hơn 10 triệu USD cho các nạn nhân của thảm họa này. Tai họa sau đó ập đến với chính Schumacher, khi ông bị chấn thương nặng ở não sau một tai nạn trượt tuyết năm 2013. Từ đó cho đến nay Schumacher không thể trở lại sau tay lái được nữa.
Michael Jordan – VĐV giàu có
Tài sản: 1,1 tỷ USD
Sinh ra tại New York, Michael Jordan trở thành vận động viên vĩ đại nhất NBA sau này. Ông giành 6 danh hiệu NBA với đội bóng rổ Chicago Bulls. Bắt đầu chơi bóng cho Bulls năm 1984, Jordan nhanh chóng trở thành một hiện tượng và giành vô số danh hiệu lớn nhỏ. Đỉnh cao là chuỗi 3 chức vô địch liên tiếp 1991 – 1993, và 1995 – 1998. Ông giải nghệ năm 2003.
Jordan kiếm tiền không chỉ nhờ các khoản lương thưởng. Ông có cho mình một nhãn hiệu giày riêng “Air Jordan”, và hiện vẫn là một trong những thương hiệu giày bán chạy nhất. Jordan là đại sứ thương hiệu cho nhiều nhãn hàng lớn, nổi tiếng nhất là Nike và Hanes. Ông hiện tại đang là ông chủ đội bóng rổ Charlotte Hornets ở NBA.
Ion Tiriac – VĐV giàu có nhất
Ion Tiriac là một doanh nhân, và là một cựu vận động viên quần vợt và hockey trên băng chuyên nghiệp. Ông bắt đầu sự nghiệp thể thao với môn hockey trên băng khi tham gia đội tuyển Romania tại Olympic mùa đông 1964 khi 25 tuổi.
Sau đó Ion quyết định chuyển sang thi đấu quần vợt. Ông từng tham gia giải Pháp mở rộng và cùng đội tuyển Romania dự David Cup. Sau đó Ion giải nghệ và trở thành một huấn luyện viên. Ion từng là Chủ tịch hiệp hội Olympic Romania. Dù vậy phần lớn số tài sản mà Ion có là từ các hoạt động kinh doanh. Kể từ 1990 ông đã nổi tiếng bởi nhiều khoản đầu tư hiệu quả ở quê nhà Romania, ví dụ như ngân hàng, hãng hàng không hay các quỹ đầu tư.
Các vận động viên trong danh sách mà TDJ đưa ra không chỉ là những vận động viên tài năng, mà còn là những nhà kinh doanh, đại sứ thương hiệu tài ba.
Nguồn: toplist.vn