Lee Nguyễn được CLB TPHCM chiêu mộ về team dù đã 34 tuổi. Có lẽ CLB này đã nhận ra được tài năng của anh. Không chỉ là 1 người có kinh nghiệm và gánh team giỏi mà là 1 người có bộ óc nghệ sĩ giữa những cầu thủ “thợ máy” khác. Cùng TDJ tìm hiểu về hành trình của Lee Nguyễn ngay trong bài viết này nhé.
Mục lục
Tham gia V.League sau 10 năm rời CLB Bình Dương
Từ ngày rời CLB Bình Dương, sau 10 năm Lee Nguyễn chính thức gia nhập cuộc đua với 1 trận đá cho V.League. Anh cũng là 1 trong những cầu thủ hiếm hoi; sau khi kết thúc cách ly được tập với đội bóng trong 1 ngày. Sau đó được tham gia đá chính ngay. Nhờ chính tài năng và kỹ thuật của mình; Lee Nguyễn đã thuyết phục được HLV Alexandre Polking cho đi thi đấu.
Lee Nguyễn ra sân trong 72 phút; thời gian giúp anh chứng kiến đội mình ghi 2 bàn, giữ chắc chiến thắng trong tay. Lối chơi của anh, theo HLV Alexandre Polking nhận xét là tốt và làm ông hài lòng. Sự xuất hiện của Lee Nguyễn diễn ra suôn sẻ. Nhưng đủ sức thuyết phục dù không quá phô trương, hào nhoáng hay quá rực rỡ. Đúng như cách mà 1 ngôi sao ở tuổi xế chiều đã trải qua.
Quá khứ huy hoàng khi gia nhập CLB HAGL năm 2009
Ở độ tuổi U30, Lee Nguyễn gia nhập CLB TPHCM chắc chắn không phải là để dưỡng già. Nếu CLB TPHCM quá kỳ vọng vào anh thì đây thực sự là gánh nặng mà anh phải mang. Mặc dù, thời trai trẻ, anh được xem là tiền vệ tài hoa. Nhưng chưa thực sự là cầu thủ nổi trội, định đoạt trận đấu.
Vào năm 2009, bầu Đức đã nỗ lực tìm lại sự huy hoàng của CLB HAGL. Vì vậy ông quyết định mời Lee Nguyễn về. Lúc này, anh đã vứt bỏ cái mác ngôi sao hàng đầu làng bóng đá sinh viên Mỹ. Chỉ để làm kép phụ ở 1 số giải chuyên nghiệp như Đan Mạch và Hà Lan.
Dù không tỏa sáng một cách đều đặn tại các giải vô địch ở châu Âu; đẳng cấp và kinh nghiệm của Lee đủ để thuyết phục ông chủ họ Đoàn móc hầu bao làm một cú chuyển nhượng rùm beng; không thua kém thương vụ Kiatisuk Senamuang thuở trước.
Lee Nguyễn khởi đầu với HAGL ngọt ngào như trăng mật. Với những bàn thắng liên tiếp (ra mắt bằng cú hat-trick vào lưới Sài Gòn United), những pha xử lý thông minh, điệu nghệ ở đẳng cấp cao, Lee Nguyễn khiến người hâm mộ nô nức kéo đến xem anh thi đấu.
Mùa bóng đầu tiên của anh với HAGL tạm coi là ổn, dù CLB xếp hạng 6 chung cuộc. Với 12 bàn thắng và 16 kiến tạo ở cả V.League lẫn Cúp Quốc gia, cầu thủ người Mỹ có một giải đấu không đến nỗi nào.
Cuộc chia tay đầy nuối tiếc
Tuy nhiên, tương lai của Lee Nguyễn thay đổi chóng mặt khi Kiatisuk được triệu về cầm sa bàn ở HAGL. Một rừng không thể có hai hổ; mâu thuẫn không cần che đậy giữa Lee và “Sắc” được giải quyết. Khi bầu Đức gật đầu đẩy Lee Nguyễn về CLB Bình Dương cuối năm 2010.
Đất Thủ cũng không phải chốn dung thân của Lee Nguyễn. Anh chơi thân và kết hợp hoàn hảo với “King” Leandro, người cũng có lối đá hào hoa phong nhã. Nhưng lại va chạm với quyền lực lâu bền từ Philani.
Lee mệt mỏi chơi nốt mùa 2011 rồi chia tay V.League không kèn không trống. Những gì diễn ra sau đó khiến người ta vừa băn khoăn vừa tiếc nuối cho năng lực thực sự của Lee Nguyễn, khi anh có giai đoạn chói sáng nhất trong sự nghiệp của mình cùng CLB New England Revolution tại Giải Nhà nghề Mỹ (ghi 51 bàn trong 191 trận từ 2012-2018).
2021 Lee Nguyễn trở lại sân bóng, thách thức lớn với HLV Polking
Sau này, dõi theo những bước thăng tiến của Lee, người ta mới nhận ra anh thất bại ở V.League vì quá cô đơn. Chơi cho 2 CLB, Lee Nguyễn đều bị cô lập bởi HLV hoặc đồng đội. V.League không dung nạp Lee Nguyễn, và ở chiều ngược lại, lối sống, tác phong của Lee Nguyễn cũng chưa thích nghi với V.League.
Vì thế, việc Lee Nguyễn chấp nhận về với CLB TP.HCM đầu mùa này khiến khá nhiều người bất ngờ. Dù sao, V.League vẫn là bến đỗ khá “dễ chịu” so với tuổi nghề của Lee. Còn từ góc nhìn đội bóng, CLB TP.HCM mới chia tay Công Phượng, Phi Sơn, nên Lee Nguyễn có thể là giải pháp bù đắp vào khoảng trống.
Cả Phượng và Sơn đều là những người có thiên hướng chơi kỹ thuật. Họ rời đi, để lại cho HLV Polking toàn máy chạy và đấu sĩ như bộ đôi Dario Junior và Joao Paulo, Ngô Hoàng Thịnh, Trần Thanh Bình, Lê Sỹ Minh, Lâm Ti Phông.
Trong tình cảnh đó, một bộ óc tinh tế và đẳng cấp như Lee Nguyễn là mảnh ghép còn thiếu để gắn kết các vị trí trên sân. Dù chưa đạt thể trạng tốt nhất, anh vẫn thể hiện được những bước di chuyển khôn ngoan; tạo khoảng trống thuận lợi mà nếu các đồng đội quan sát tốt hơn để chuyền bóng; khả năng ăn bàn từ vị trí của Lee là rất lớn.
Lee Nguyễn – Nguồn cảm hứng cho bóng đá Việt Nam
Tuy chỉ ở Việt Nam trong thời gian ngắn nhưng Lee Nguyễn đã mang đến một cảm hứng bóng đá cho khán giả Việt Nam. Đặc biệt, cá tính mạnh mẽ của anh cũng mang đặc trưng của bóng đá Việt Nam thời điểm hội tụ đầy đủ những con người gai góc.
Không chỉ Lee Nguyễn, đa phần các cầu thủ nước ngoài đến Việt Nam giai đoạn đó đều có một điểm chung là mang đến cảm hứng bóng đá. Từ Kiatisak, Thong Lao, anh ở Hoàng Anh Gia Lai đến Cristiano Roland và Cause Benicion của Hà Nội T&T (sau này là Hà Nội), Huỳnh Kesley Alves (Bình Dương), Đỗ Merlo (Đà Nẵng) Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max (Ninh Bình), anh em nhà Carlos khi còn ở Gạch Đồng Tâm Long An đến Leandro của Hải Phòng…
Vai trò của các cầu thủ ngoại giai đoạn mới lên chuyên nghiệp có sức ảnh hưởng lớn đến bóng đá Việt Nam. Thậm chí, các ông bầu còn muốn tăng suất ngoại binh bằng cách để các cầu thủ nhập tịch. Có thời điểm, một đội bóng ở V.League có đến quá nửa đội hình là cầu thủ ngoại.
Lee Nguyễn, Đỗ Merlo chính là những giá trị xưa cũ vẫn đang thi đấu ở V.League. Với anh là sự trở lại nơi anh từng là “ngôi sao triệu đô”. Dù thời gian trôi đi và Lee Nguyễn đã đứng bên kia sườn dốc của sự nghiệp. Nhưng anh vẫn mang đến những cảm xúc nguyên vẹn cho những khán giả vẫn dõi theo V.League.
Trên đây là hành trình đến với bóng đá Việt Nam của Lee Nguyễn, để biết thêm nhiều thông tin bóng đá; hãy truy cập TDJ hàng ngày nhé.
Nguồn: zingnews.vn