Dũng cảm đánh cược số phận với gia đình, dũng cảm từ bỏ môn bóng rổ để lựa chọn bắn cung và hành trình 2 năm lội ngược dòng với tấm vé trực tiếp đến Olympic 2021 là những gạch đầu dòng về “cô gái vàng môn bắn cung Việt Nam”.
Gắn bó với nghiệp cung thủ chưa lâu, nhưng cô gái 19 tuổi Đỗ Thị Ánh Nguyệt đã gặt hái được nhiều thành công đáng mơ ước. Trong đó, nổi bật là HCV SEA Games, cùng suất chính thức dự Olympic vào mùa hè 2021.
Bắn cung là môn thể thao chưa thật sự phổ biến tại Việt Nam, không chỉ yêu cầu nhiều trang thiết bị đặc thù mà còn đòi hỏi ý chí quyết tâm, sự bền bỉ, nhẫn nại nếu muốn trở thành vận động viên (VĐV) thi đấu chuyên nghiệp.
Mục lục
“Cô gái vàng môn bắn cung Việt Nam” là ai?
Đỗ Thị Ánh Nguyệt (SN 2001 tại Hưng Yên). Cô gái trẻ sở hữu chiều cao 1m65; có tố chất và thể lực tốt từng lọt vào mắt xanh của huấn luyện bóng rổ Hà Nội Đào Văn Kiên khi tới tuyển quân. Từng mơ ước bước lên sàn thi đấu thể thao chuyên nghiệp; thế nên Ánh Nguyệt đã cố gắng thuyết phục gia đình đồng ý. 15 tuổi, cô gái Hưng Yên đầu quân tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội.
Nhờ chính sách đầu tư trọng điểm vận động viên trẻ cho thể thao Hà Nội; Ánh Nguyệt được ban huấn luyện nhận ra tố chất của một VĐV bắn cung và quyết định chuyển hướng cô vào môn bắn cung nội dung cung 1 dây sau 7 tháng gắn bó với bóng rổ.
Bước tiến thần tốc
Trước quyết định của ban huấn luyện; Ánh Nguyệt đã từ chối và từng về quê vì không muốn theo đuổi bộ môn thể thao mới. Sau lời động viên của ban huấn luyện; Ánh Nguyệt quyết định rẽ ngang. Lần thử sức đầu tiên, Ánh Nguyệt gây bất ngờ khi thể hiện được tố chất của VĐV bắn cung.
Sau đó, cô thích nghi nhanh với bộ môn nội dung cung 1 dây; vốn đòi hỏi kỹ thuật cùng nền tảng thể lực tốt. Bên cạnh thể lực thi đấu; Ánh Nguyệt nhận được sự hướng dẫn, động viên từ phía ban huấn luyện và đồng đội; giúp cô ngày một tiến bộ.
Trong đó, “chị đại” Lộc Thị Đào là người chỉ bảo; hỗ trợ tận tình cho đàn em. Ánh Nguyệt còn là một trong những gương mặt tiêu biểu được cử đi tập huấn tại Trung tâm bắn cung bên Hàn Quốc – cái nôi của môn bắn cung thế giới.
Dù có tố chất sẵn có một VĐV bắn cung nhưng cũng giống như nhiều VĐV trẻ khác; Ánh Nguyệt khó tránh khỏi khó khăn trong những ngày đầu nhập môn. Cô nhớ như in cảm xúc trái ngược từ một VĐV bóng rổ; môn thể thao “động” chuyển sáng môn bắn cung luôn ở trạng thái “tĩnh”; đòi hỏi sự tập trung cao độ và giữ thăng bằng.
Thành tích
Tại giải Vô địch cung thủ xuất sắc toàn quốc 2019; Ánh Nguyệt giành hàng loạt thành tích: HCV đấu loại cá nhân 1 dây nữ, HCV đồng đội 1 dây nữ, HCV đội nữ 1 dây; HCB – Kiện tướng 70m 1 dây nữ, HCV 60m 1 dây nữ, HCB 50m 1 dây nữ. Thừa thắng xông lên, tại giải Vô địch bắn cung trẻ toàn quốc 2019, Ánh Nguyệt sở hữu 6 HCV, 3 HCB, 1 HCĐ; tại giải Vô địch bắn cung trẻ toàn quốc 2020, nữ cung thủ sở hữu 6HCV, 1 HCB, 1 HCĐ. Mới đây, tại giải Vô địch bắn cung quốc gia năm 2020, Ánh Nguyệt giành 2 HCV và 1 HCB.
Đặc biệt, tại giải đấu quốc tế, Ánh Nguyệt xuất sắc giành HCĐ nội dung sở trường cung 1 dây nữ tại giải “Vô địch bắn cung châu Á”, đồng thời giành tấm vé trực tiếp tham dự Olympic Tokyo 2021.
Cùng với trường hợp của Nguyễn Hoàng Phi Vũ; cái tên Đỗ Thị Ánh Nguyệt đã lập thành tích lịch sử cho bộ môn bắn cung Việt Nam lần đầu tiên giành vé dự giải đấu thể thao lớn nhất hành tinh. Giữ vững được phong độ thi đấu Ánh Nguyệt giành HCV đồng đội nữ tại SEA Games 30.
“Ý chí thép” của một cung thủ
18 tuổi, Đỗ Thị Ánh Nguyệt là nữ VĐV hiếm hoi khi chỉ 2 năm thi đấu; giành thành tích mà không phải một VĐV dễ dàng có được. Dù chặng đường sự nghiệp thể thao chỉ mới bắt đầu nhưng giải thưởng là động lực để cô nỗ lực, cống hiến. Dự kiến, trong năm 2020 Ánh Nguyệt sẽ đi tập luyện cùng các cung thủ Việt Nam tại Hàn Quốc; cùng thời gian thi đấu tại Myanmar; Đức, tập huấn tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng kế hoạch tập luyện của cung thủ Việt Nam; các giải đấu quốc gia và chuyến tập huấn; thi đấu đều ở “chế độ chờ”. Đó cũng là điều đáng tiếc với nữ cung thủ khi không thể có nhiều cơ hội cọ xát để rèn tâm lý, bản lĩnh thi đấu.
Thế nhưng điều đó không ảnh hưởng đến hoạt động tập luyện hàng ngày; cô vẫn dành 2 buổi tập luyện thể lực tại Hà Nội. Cũng may, thời gian thi đấu của Olympic 2020 lùi lại vào tháng 7-2021 tạo cơ hội cho Ánh Nguyệt có nhiều thời gian chuẩn bị cho kỳ Olympic sắp tới.
Vinh dự tuyên dương top 10 phụ nữ Thủ đô tiêu biểu xuất sắc năm 2020
Ngày 17-10, VĐV Đỗ Thị Ánh Nguyệt vinh dự được tuyên dương top 10 phụ nữ Thủ đô tiêu biểu xuất sắc năm 2020. Giải thưởng có ý nghĩa lớn đúng dịp Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10. Ánh Nguyệt bày tỏ: “Tôi thực sự bất ngờ và hạnh phúc.
Đó là sự ghi nhận xứng đáng dành cho một VĐV thể thao; bởi ngoài thành tích đạt được là những tấm huy chương thì việc đạt top 10 phụ nữ Thủ đô tiêu biểu xuất sắc năm 2020 còn có có ý nghĩa khi được cả xã hội ghi nhận”. Thời điểm hiện tại, VĐV Đỗ Thị Ánh Nguyệt đang tham dự tranh tài giải Bắn cung các đội mạnh quốc gia tại Sóc Trăng (từ ngày 20-10 đến 29-10).
Năm 2019, Ánh Nguyệt được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc giành HCV tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30; Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30; Hội LHPN Hà Nội tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc đạt HCV tại SEA Games 30; HCB Giải Cúp châu Á 2020; Top 3 VĐV trẻ của năm xuất sắc tại Cúp Chiến thắng 2019; tuyên dương top 10 phụ nữ Thủ đô tiêu biểu xuất sắc năm 2020.
Kết luận
Với sự đầu tư bài bản và đúng hướng của ngành thể thao; những tài năng bắn cung nước nhà; điển hình như Đỗ Thị Ánh Nguyệt, được kỳ vọng sẽ tỏa sáng tại những sân chơi tầm cỡ quốc tế; mang về thêm những thành tích vẻ vang cho Tổ quốc. Tấm HCV môn bắn súng của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Rio 2016 chính là minh chứng rõ nét nhất thành quả cho sự khổ luyện và quyết tâm của các VĐV đỉnh cao; là tấm gương để các VĐV Việt Nam tự tin hơn trên hành trình chinh phục danh hiệu thế giới.
TDJ hi vọng thông qua bài viết này sẽ gửi đến cho bạn những thông tin hay và hữu ích nhất.
Nguồn: phapluatxahoi.vn